Hotline: 0909 644 105 - 0974 471 457 kinhdoanhcty2@yahoo.com 136 Lê Văn Duyệt, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Giỏ hàng(0)Giỏ hàng
Danh mục sản phẩm

Hiếm giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn

Hiếm giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn

Theo lộ trình của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, đến năm học 2018-2019, 100% học sinh lớp 3 sẽ được học ngoại ngữ. Thế nhưng, giáo viên tiếng Anh hiện không chỉ rất thiếu về số lượng mà chất lượng cũng cực kỳ đáng lo lắng. Tính đến tháng 7-2015, mới chỉ có trên 32% giáo viên dạy ngoại ngữ của Việt Nam đạt chuẩn.

Có nơi 100% giáo viên không đạt chuẩn

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Lai Châu, năm học 2015-2016, cấp tiểu học toàn tỉnh có 68 giáo viên dạy môn tiếng Anh. Dù tổ chức tuyển dụng từ năm 2011 nhưng đến nay, toàn tỉnh vẫn còn 91/147 trường tiểu học chưa có giáo viên dạy tiếng Anh.

Một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài của học sinh Trường Tiểu học Thành Công B, Hà Nội Ảnh: YẾN PHẠM
Một giờ học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài của học sinh Trường Tiểu học Thành Công B, Hà Nội Ảnh: YẾN PHẠM

Một tỉnh miền núi phía Bắc khác là Hà Giang cũng mới chỉ có 109/227 trường tiểu học dạy tiếng Anh. Nhiều tỉnh khác hiện cũng còn thiếu đến 50% giáo viên dạy ngoại ngữ.

Nguyên nhân theo bà Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Mỹ I, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, đó là do không có chỉ tiêu để tuyển. Do đó, nhiều giáo viên gắn bó với nghề 10 năm cũng phải bỏ đi làm việc khác.

Bà Phùng Thị Hoàng Yến, chuyên viên Sở GD-ĐT Phú Thọ, cho biết năm 2011, khi đánh giá đội ngũ giáo viên tiếng Anh của tỉnh, 100% giáo viên không đạt chuẩn. Con số này khiến sở, trường cũng như chính bản thân giáo viên sốc và choáng. Ngay sau đó, Sở GD-ĐT Phú Thọ tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên ngoại ngữ với 400 tiết trên lớp, 300 tiết online. Giáo viên được bồi dưỡng 3 tháng liền, không phải dạy học.

Theo số liệu của Sở GD-ĐT Bến Tre, năm học 2011-2012, toàn tỉnh có 212 giáo viên ngoại ngữ. Qua đợt khảo sát, chỉ có 2,4% giáo viên đạt năng lực bậc 4 (B2 trong khung tham chiếu châu Âu), bậc 3 là 39,2% và dưới bậc 3 là 58,4%. Đến nay, qua các đợt bồi dưỡng, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn đã nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, dưới bậc 3 vẫn còn 11,6%.

Không chỉ thiếu về số lượng, vấn đề khiến các chuyên gia lo lắng cho thành công của Đề án Ngoại ngữ 2020 hơn chính là chất lượng. Bà Nguyễn Thị Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Quản lý cán bộ giáo dục, Bộ GD-ĐT - cho biết tính đến tháng 7-2015, trên 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Thậm chí, theo báo cáo của Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT thì có địa phương số lượng giáo viên đạt chuẩn chỉ đạt 5,7%.

Khó tuyển giáo viên đạt chuẩn

Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, yêu cầu tuyển dụng với các giáo viên tiếng Anh tiểu học là phải có đủ năng lực ngôn ngữ bậc 4 đối với những người tốt nghiệp CĐ chuyên ngành tiếng Anh, bậc 5 đối với những người tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ 2020. Đồng thời, có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh tiểu học do cơ sở đào tạo đã được Bộ GD-ĐT chỉ định cấp; bảo đảm về năng lực ngôn ngữ và năng lực sư phạm để giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học.

Tuy nhiên, tại hội thảo về tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn tiếng Anh hiện nay và hướng tới việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa vừa được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý, Bộ GD-ĐT tổ chức, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận đội ngũ giáo viên chính là khó khăn lớn nhất khi thực hiện chương trình tiếng Anh tiểu học.

Trên thực tế, chất lượng giáo viên tiếng Anh tiểu học rất kém, rất khó để bồi dưỡng vì nhiều người học chắp vá, chất lượng kém. Trong khi đó, tình trạng người đi bồi dưỡng không chú tâm vào học và người tổ chức bồi dưỡng không tạo điều kiện cho giáo viên đi học đang diễn ra ở nhiều nơi. Các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, nhất là các trường CĐ ở địa phương, cũng thiếu trách nhiệm. Hậu quả là chất lượng bồi dưỡng hạn chế, người được đi bồi dưỡng không đạt chuẩn. Bà Nguyễn Thúy Hồng thừa nhận có hiện tượng rút ngắn thời gian bồi dưỡng, cắt bớt nội dung bồi dưỡng.

Không chỉ thế, việc tuyển dụng giáo viên tiếng Anh tiểu học cũng rất khó khăn do nhiều tỉnh không còn chỉ tiêu. Trường hợp ngược lại, có chỉ tiêu thì việc tuyển dụng giáo viên cũng vô cùng gian nan vì yêu cầu phải đạt trình độ B2.  Trong khi đó, vấn đề bồi dưỡng giáo viên hiện gặp nhiều khó khăn, giáo viên chưa xác định được động cơ, bồi dưỡng mới chỉ xác định để lấy chứng chỉ. Giáo viên cũng không có nhiều thời gian tự học.

Nâng dần trình độ

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định khi tuyển giáo viên tiếng Anh nhất định phải tuyển những người đã đạt yêu cầu. Theo ông Hiển, thời gian qua, chúng ta tuyển không đạt chuẩn, đến bây giờ “chữa mãi” không xong. Khi tuyển mới nhất định không có chuyện “du di, không có giáo viên thì không dạy. Đối với việc chuyển ngang giáo viên dạy từ chương trình cũ sang chương trình mới, Thứ trưởng Hiển cho biết sẽ phải “bù dần” để nâng trình độ giáo viên.

 

YẾN ANH
Báo Người Lao Động Online

Các tin tức khác